Lý Do Nào Làm Kính Cường Lực Vở Nổ, Cách Khắc Phục Nổ Kính Cường Lực
Lý Do Nào Làm Kính Cường Lực Vở Nổ, Cách Khắc Phục Nổ Kính Cường Lực
Có những thứ tự nhiên mà có, ví dụ như là lý do mà bình thủy tinh nhà bạn vỡ. “Tự nhiên nó vỡ đấy chứ”, bạn chống chế với bố mẹ như vậy, và nhiều khi là đổ cho con mèo mà nhà lại nuôi chó.
Hiện tượng tự nhiên vỡ kính cường lực cũng vậy, dường như là “tự nhiên” mà nó vỡ (hay nhiều người gọi là nổ), khi mà chẳng có ai tác động lực vào nó. Đây là những nguyên do thường thấy nhất, hoặc nói cách khác là những lý do bạn nêu ra để khẳng định với “cấp trên” rằng kính cường lực có thể tự vỡ.

Kính đã bị hư hại trong quá trình lắp đặt
Những chuyên gia lắp kính hoàn toàn có thể khiến mép kính bị sứt khi lắp đặt, bằng nhiều cách khác nhau và có thể bởi nhiều công cụ khác nhau. Thậm chí, những con vít dùng để bắt chặt kính nơi cần lắp, nếu vặn sai góc cũng có thể làm nứt góc kính.
Theo thời gian, kính sẽ giãn nở theo môi trường và áp lực đặt lên những vết nứt, vết sứt này sẽ lớn dần lên, dẫn tới việc vỡ kính.

Lý do là chính từ khung kính
Kính nở ra và co lại theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, cũng như bị lung lay nghiêng ngả do ảnh hưởng của gió, vì thế đa số kính cường lực hiện đại được đặt trên một khối đàn hồi được, với khoảng không bên trên nhằm để chỗ cho kính nở ra.
Nếu như khoảng không này không có, hoặc quá hẹp, kính sẽ chịu sức ép lớn phía bên trong lòng lớp kính, khiến cho kính bị vỡ tung.
Bên trong kính có thể có các hạt tạp chất nhỏ, tạo nên những khuyết điểm nhỏ
Những hạt nhôm sulfide có thể bị vùi vào bên trong lớp kính, thông thường những hạt này tới từ những cỗ máy chế tạo kính. Nếu “nhiễm” hạt, cấu trúc của kính sẽ bị thay đổi theo thời gian và áp lực từ bên trong sẽ lớn dần lên. Khi mà áp lực ấy lớn hơn sức chịu đựng của kính, điều hiển nhiên sẽ xảy ra: kính sẽ vỡ tung.

Áp lực gây nên do nhiệt
Đây là lý do hay khiến kính cường lực vỡ nhất, nhất là với những loại kính cường lực với lớp phủ phản nhiệt nhiệt. Lớp phủ này sẽ thường nằm ở lớp kế với lớp ngoài cùng, điều này khiến cho lớp ngoài cùng nóng lên nhanh hơn lớp bên trong nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt. Khi kính nóng lên, toàn bộ lớp kính sẽ phồng lên, khi mà đã phồng cứng lên tới giới hạn của khung, kính sẽ bị ép và rất dễ vỡ tung.
Hiện tượng này có thể dễ xảy ra với kính phòng tắm, kính được lắp tại các tòa nhà cao tầng.
Độ dày không phù hợp
Chỉ đơn giản là khi kính cường lực quá mỏng hoặc quá dày, hoặc không được lắp đặt cẩn thận, gió có thể đập vỡ kính.
Bạn đã có một danh sách đầy đủ các lý do (được con người biết tới) tại sao kính cường lực đã có thể tự vỡ rồi đó! Nhưng nếu mà bạn chẳng may lỡ tay đập vỡ nó, thì hãy nhận lỗi đi. Con người ai cũng mắc lỗi mà, bố mẹ bạn hiểu rõ điều đó, và sẽ chị trách móc nhẹ nhàng mà thôi.
Cách Khắc Phục Nổ Kính Cường Lực
Kính an toàn là loại kính đảm bảo an toàn cho người sử dụng cả khi vỡ. Kính dán an toàn bao gồm việc kết hợp hai hay nhiều tấm kính được gắn kết với nhau bằng lớp lót dẻo, bền đặc biệt PVB – Poly Vinyl Butylen dạng film. Lớp lót này thể hiện tính an toàn ưu việt của kính dán an toàn, có độ bền dẻo và bám dính tuyệt đối. Khi vỡ, do chịu tác động mạnh, kính sẽ bám vào lớp film PVB và thường đứng nguyên trong khung, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị thương do cạnh kính sắc rơi xuống hay bắn tung toé. Kính dán an toàn có khả năng chống sự thâm nhập của người hay sự tác động từ bên ngoài và bao gồm nhiều ưu điểm vượt trội khác.
Độ an toàn: Tăng tối đa độ an toàn, khi vỡ các mảnh kính vẫn bám chặt vào lớp film PVB và thường đứng nguyên trong khung, không gây nguy hại đến con người và tài sản, giảm hiện tượng đâm xuyên, tránh được việc con người và đồ vật bị rơi qua cửa sổ các toà nhà cao tầng.
Độ an ninh: Kính dán an toàn có xu hướng chịu được tác động lớn. Trong các kết cấu nhiều lớp, kính dán an toàn có khả năng chống được đạn (Kính dán chống đạn), vật nặng hay những vụ nổ nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, kính dán an toàn chịu được nhiều cú va đập mạnh trên cùng một điểm, nhằm chống đột nhập vào bên trong (Kính dán chống đột nhập).
Độ bền cao: Kính dán an toàn đặc biệt bền về màu sắc và chất lượng. Sẵn sàng đối chọi với điều kiện thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt và bền bỉ với các công trình hiện đại có giá trị sử dụng lâu dài.
Khả năng cách âm: Tính năng giảm âm của lớp film PVB đã khiến kính dán an toàn có khả năng cách âm, ngăn chặn tiếng ồn ngoài ý muốn từ các loại phương tiện giao thông và các loại tiếng ồn không mong muốn khác.
Điều khiển năng lượng mặt trời: Với việc lựa chọn các loại film PVB và kính có các gam màu khác nhau, kính dán an toàn có thể làm giảm cường độ ánh sáng, giảm việc truyền tải năng lượng Mặt trời, nhằm giảm việc dùng máy điều hòa nhiệt độ và luôn đảm bảo điều kiện sống tốt nhất.
Ngăn tia cực tím: Kính dán an toàn có khả năng ngăn chặn được tới 99% tia cực tím của ánh nắng Mặt trời, bảo vệ con người, vật dụng, vật trưng bày và hàng hoá.
Bảo vệ chống thiên tai: Kính dán an toàn có thể đóng vai trò ngăn ngừa thương vong hay giảm thiệt hại cho con người và tài sản khi xảy ra bão lũ, động đất hay các vụ nổ.
Phẳng lý tưởng: Khi kết hợp dán ghép kính nổi phẳng với lớp màng film PVB tạo ra những sản phẩm kính dán với độ phẳng lý tưởng, mang đến cho người sử dụng hình ảnh trung thực khi nhìn thấu qua.
Sự thay thế hoàn hảo: Với nhiều đặc tính vượt trội và có tính thẩm mỹ cao, sử dụng kính dán an toàn là một xu hướng tất yếu trong cuộc sống hiện đại, dần thay thế hoàn toàn các ô cửa còn sử dụng các loại song sắt kém thẩm mỹ. Hơn nữa với không gian mở rộng hơn, đã hạn chế tối đa việc bám bụi, vì thế, công việc vệ sinh cửa cũng đơn giản hơn.
Đa dạng trong thiết kế kiến trúc: Kính dán an toàn có thể được ghép từ các loại kính có độ dày khác nhau, kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau, đặc tính khác nhau (kính cường lực, kính phản quang, kính cản nhiệt…) và các loại film có độ dày, màu sắc đa dạng, thỏa mãn mọi yêu cầu khắt khe trong sử dụng kính kiến trúc.
LEAVE A COMMENT